Thép không gỉ là gì? Thép không gỉ và thép hợp kim có gì khác nhau?

Thép không gỉ là hợp kim của Sắt và chứa ít nhất 10,5% Crôm. Đây là một loại kim loại phổ biến, có giá trị cao với khả năng chống ăn mòn và oxi hóa cực tốt, đồng thời không bị ố và rỉ sét. Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này, hôm nay hãy cùng Hoa Sen Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thép không gỉ là gì?

Ở Việt Nam, thép không gỉ có nhiều tên gọi: thép chống ăn mòn, thép crom và phổ biến nhất là “Inox”.

thep-khong-gi-la-gi
Thép không gỉ có tên tiếng anh là Stainless Steel

Thép không gỉ hay rỉ?

Sở dĩ có sự khác biệt giữa gỉ và rỉ là do tiến trình phát âm giữa các vùng miền. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng thép không gỉ hay rỉ đều được. Tuy nhiên, xét theo ngữ pháp Tiếng Việt thì gỉ mới là từ đúng chính tả.

Như chính tên gọi, thép không gỉ mẫn cảm với các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài. Với hàm lượng crom tối thiểu là 10,5% theo khối lượng và tối đa là 1,2% cacbon theo khối lượng.

Theo đó, với khả năng chống ăn mòn, chi phí bảo trì thấp, độ bóng cao và đặc biệt là ít bị biến màu như nhiều loại kim loại khác, thép không gỉ trở thành vật liệu vô cùng lý tưởng trong nhiều lĩnh vực.

Có thể bạn quan tâm: Thép carbon là gì? Tính ứng dụng thép carbon trong ngành xây dựng

Thép không gỉ có bị gỉ không?

Nguyên lý chống ăn mòn của thép không gỉ dựa vào hàm lượng Crom có trong vật liệu, tối thiểu phải là 10.5%. Đồng thời, các thành phần kim loại khác có trong hợp kim như Niken, Molypden… đều có tính năng oxi hóa chống gỉ tương tự giúp vật liệu tăng chức năng chống gỉ.

Nếu như Niken giúp tăng độ dẻo, làm cho kim loại dễ uốn, dễ tạo hình hơn. Thì nguyên tố Molypden lại có tác dụng làm tăng khả năng chịu ăn mòn cao, kể cả trong môi trường axit. Cùng lúc đó, Nito lại giúp cho thép không gỉ giữ vững được sự ổn định trong môi trường lạnh, kể cả dưới âm độ.

 

thep-khong-gi-la-gi-phu-kien
Thép không gỉ có độ bền cao hơn rất nhiều so với các loại thép hợp kim khác

Thép không gỉ có gì đặc biệt?

Với sự góp mặt của rất nhiều nguyên tố tăng cường khả năng chống gỉ, vật liệu inox mang rất nhiều đặc tính vượt trội hơn hẳn những dòng kim loại thông thường:

  • Chống oxy hóa tốt: vật liệu bằng inox rất ít khi bị han gỉ, ngay cả trong môi trường khắc nghiệt, ẩm ướt hoặc chứa các chất oxy hóa thông thường.
  • Chịu lực tốt: Thép không gỉ có độ dẻo dai và độ cứng nhất định, phụ thuộc vào hàm lượng hợp chất được pha trộn và nhiệt độ luyện.
  • Bền bỉ: So với các dòng kim loại thông thường, những thiết bị và vật liệu làm từ inox bền bỉ và có tuổi thọ lớn, lên đến vài ba chục năm mà không hề bị hao hụt.
  • Dễ dàng khử trùng: Nhờ lợi thế này nên thép không gỉ thường được áp dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và y tế.
  • Không chứa chì: inox không chứa chì và các chất độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe con người. Do đó, vật liệu này thường được ứng dụng để làm vật chứa đựng nước, dụng cụ nấu ăn hàng ngày như xoong nồi, mâm chảo, bồn nước inox, bồn rửa chén, vòi rửa bát.
  • Tính thẩm mỹ cao: inox có độ nhẵn và sáng bóng cao, dễ dàng vệ sinh, lau chùi và rất ít bám bẩn, đạt tính thẩm mỹ cao. Nhờ đó, khi sản xuất những vật dụng inox thì không cần sử dụng sơn phủ.
  • Tái chế, tái sử dụng: Thép không gỉ là hợp chất có thể tái sử dụng hoặc tái chế vô cùng tiện lợi, giúp tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.

Phân loại thép không gỉ?

Inox là vật liệu mang rất nhiều đặc tính ưu việt, tuy nhiên cần chọn đúng chủng loại và thông số kỹ thuật sản phẩm để đạt được mục đích sử dụng tốt nhất. Dưới đây là một số dòng thép không gỉ điển hình:

Austenitic
- Đây là loại Inox thông dụng nhất. Với một số mác thép nổi bật SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 310…
- Loại này chứa tối thiểu 7% Niken, 16% Crôm và tối đa 0.08% Carbon
- Với sự tham gia của các nguyên tố này, giúp cho thép có khả năng chịu ăn mòn trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn và dễ hàng.
- Loại Inox này được ứng dụng khá rộng rãi: bình chứa, ống công nghiệp, tàu công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, đồ gia dụng và một số công trình xây dựng khác…
Ferritic
- Loại thép này có tính chất cơ lý tương tự thép carbon thấp, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn
- Các mác thép của dòng này gồm có: SUS 430, 410, 409…
- Hàm lượng Crôm có trong loại này thường giao động từ 12 - 17%
- Những dòng Ferritic chứa 12% Crôm thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc
- Loại chứa khoảng 17% Crôm thường được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, những khu vực kiến trúc trong nhà…
Duplex
- Dòng này còn có tên gọi khác là Austenitic-Ferritic, mang tính chất trung hòa giữa 2 loại Ferritic và Austenitic nên được loại chung là DUPLEX
- Thuộc dòng này có thể kể ra: LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA
- Thép Duplex chưa thành phần Niken ít hơn nhiều so với loại Austenitic. Với độ bền chịu lực cao, được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển…
- Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do Niken khan hiếm thì dòng Duplex đang ngày được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép dòng Austenitic: SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
Martensitic
- Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Crôm
- Có độ bền chịu lực và độ cứng tốt. Tuy nhiên, khả năng chịu ăn mòn chỉ ở mức tương đối.
- Được ứng dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin và lưỡi dao…

So sánh thép không gỉ và thép hợp kim?

Về cơ bản, thép không gỉ cũng là một dòng thép hợp kim. Tuy nhiên, do sự khác biệt về số lượng cũng hàm lượng của một vài nguyên tố là được phân chia thành 2 loại khác nhau. Có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thành phần hóa học
Thép hợp kim có sự hiện diện của các nguyên tố khác ngoài sắt và carbon, chẳng hạn như mangan, silicon, niken, boron, crom, vanadi, v.v … Những nguyên tố này được thêm vào trong xử lý nhiệt. Như vậy, về mặt kỹ thuật, thép không gỉ cũng là một loại thép hợp kim cao, có thêm crôm và niken. Tuy nhiên, do tính chất và ứng dụng cụ thể của nó, thép hợp kim được coi là một loại riêng biệt trong ngành sản xuất thép.
Độ dẫn nhiệt
Độ dẫn nhiệt có thể được định nghĩa là tính chất của vật liệu dẫn nhiệt. Trong khi hầu hết các loại thép hợp kim, chẳng hạn như thép titan và niken, là những vật liệu có độ dẫn nhiệt trong khoảng 26-48,6 W/m-K, thì độ dẫn nhiệt của thép không gỉ thậm chí còn thấp hơn, và dao động trong khoảng 11,2-36,7 W/m-K.
Độ bền kéo
Nhìn chung, thép hợp kim có độ bền kéo cao hơn thép không gỉ. Trong khi độ bền kéo của thép không gỉ dao động từ 515-827 MPa, thì độ bền của thép hợp kim dao động trong khoảng 758-1882 MPa.
Ứng dụng
- Các loại thép hợp kim: mangan, silicon và thép niken là những loại được sản xuất rộng rãi nhất. Thép mangan chứa 10-18% mangan, và được sử dụng để tạo ra các vật thể như đường ray, két an ninh và mạ giáp. Một loại thép hợp kim phổ biến khác là thép silicon, chứa 1-5% silicon và được sử dụng để tạo ra nam châm. Thép niken chứa 2-4% niken, và phần lớn được sử dụng trong vật liệu xây dựng, như bánh răng kim loại, trục thép và cáp thép. Nó cũng được sử dụng trong việc tạo ra các thân xe, vỏ tàu, thiết bị xây dựng và công nghiệp, v.v.
- Các loại thép không gỉ có hàm lượng khác nhau (từ 10-20%) và niken (7-9%) trong thành phần vật liệu. Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất những mặt hàng, như đồ đạc trong nhà, phụ kiện ô tô, dao kéo, đồ dùng, v.v.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến thép không gỉ và cách phân biệt chúng với thép hợp kim. Hy vọng thông tin này sẽ có ích trong quá trình nguyên cứu và tìm hiểu về sản phẩm của Quý bạn đọc. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm về tình hình xuất khẩu thép của Tập đoàn Hoa Sen.

nhan-tai-day

Hoa Sen Group

Tin liên quan